Tư vấn thiết kế tủ điện công nghiệp

Tư vấn thiết kế tủ điện công nghiệp

Thiết kế tủ điện nguồn là công việc đòi hỏi kinh nghiệm, kiến thức rộng trong lĩnh vực thiết bị điện. Các kỹ sư phải biết sáng tạo, phân tích nhu cầu của khách hàng. Kết hợp các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất với máy móc sử dụng trong lĩnh vực, để tạo ra một tủ điện công nghiệp linh hoạt dễ sử dụng. Hãy để Nhật Phương tư vấn cho bạn về thiết kế tủ điện nguồn hợp lý và chuyên nghiệp.

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là thành phần quan trọng đới với hệ thống điện của các công trình có quy mô nhỏ đến lớn. Tủ điện là nơi dùng để chứa các thiết bị điện đóng cắt điện, điều khiển như: ACB, MCCB, Contactor, Inverter, PLC,… thường được dùng ở các công trình, nhà xưởng, nhà máy, nhà cao tầng… 

Theo nhu cầu sử dụng, môi trường hoạt động mà tủ điện có nhiều kích thước hình dạng khác nhau, đáp ứng tiêu chuẩn IEC cho an toàn điện, thao tác vận hành dễ dàng, sự bền bỉ.

Hiện nay có nhiều phân loại tủ điện công nghiêp, tủ điện nhà xưởng với các tên gọi sau:

  • Ứng dụng theo cấp điện thế: Tủ điện cao thế, tủ điện trung thế, tủ điện hạ thế
  • Ứng dụng theo chức năng:   Tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, tủ điện động lực, tủ điện nguồn thi công
  • Ứng dụng theo lĩnh vực: Tủ điện công nghiệp, tủ điện PCCC, tủ điện dân dụng, tủ điện chiếu sáng

Các loại tủ điện công nghiệp thường được sử dụng trên thị trường.

Tủ điện nguồn có một bảng điều khiển công nghiệp gồm:

 – Các thiết bị đóng cắt điện MCB – MCCB – ACB.

 – Mạch điều khiển cùng các loại dây điện, được kết nối chung một khu vực (Nơi điều khiển điện chính của toàn nhà máy). Bảng điều khiển được gắn vào phía sau hoặc trong vỏ tủ điện tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Hình ảnh minh họa cho tủ điện nguồn.

Tủ điện nguồn là nơi dùng để điều khiển một máy hoặc cả dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Việc này cần người kỹ sư thiết kế am hiểu thiết bị điện và các nguyên lý vững chắc. Từ đó thiết kế được mạch điện chi tiết và có tính hệ thống với nhau để tủ điện hoạt động một cách thuận lợi.

Thiết kế tủ điện nguồn như thế nào cho đúng?

Thiết kế bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu và thông số kỹ thuật phù hợp với từng loại nhà xưởng. Các kỹ sư cần chuẩn bị sơ đồ, lên bản vẽ thiết kế dựa trên nhiều yếu tố như diện tích khu vực, trần nhà, tường,… Bản vẽ này khá phức tạp phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt của ngành điện như các tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu an toàn khi sử dụng điện.

Các bước thiết kế tủ điện nguồn

Thu thập các thông số kỹ thuật cần thiết

Khi thiết kế cần biết được số lượng phụ tải, số lượng nhánh cần phân phối điện cho thiết bị sử dụng. Các giá trị này cần phải cân đối giữa bài toán kinh tế và kỹ thuật. Cần đảm bảo rằng trong quá trình sử dụng sẽ không khiến người dùng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm hợp lý. Phù hợp với kinh phí của doanh nghiệp khi khi lắp đặt tủ.

Vẽ sơ đồ đồ bố trí thiết bị

Khâu thiết kế này được xem là giai đoạn hình thành tủ điện nguồn trên bản vẽ. Bản thiết kế này là yếu tố quan trọng sẽ giúp chúng ta ước lượng được giá thành đầu tư, chọn vật tư. Đảm bảo đầy đủ tính năng cần thiết của dự án.

Tư vấn thiết kế tủ điện công nghiệp

 

Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ

Thứ tự lắp đặt các thiết bị trên tủ điện nguồn cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Các thiết bị hiển thị thông số tổng cần được đặt ở phía trên cao nhất như đèn báo nguồn, đồng hồ đo điện, đồng hồ chỉ thị.
  • Các thiết bị điều khiển, đồng hồ hiển thị, nút nhấn được đặt ở hàng dưới.
  • Các nút nhấn và công tắc điều khiển cùng một loại thiết bị nên được lắp đặt trên cùng một hàng để dễ nhận biết và vận hành.
  • Các vị trí như quạt thông gió vị trí đấu dây vào/ ra của tủ điện cần được che chắn bằng lưới. Nhờ đó có thể tránh vật lạ hoặc côn trùng nhỏ chui vào.

Lap dat tu dien cong nghiep

Hình ảnh minh họa cho tủ điện nguồn.

Đấu dây dẫn điện vào/ ra

Dây dẫn đầu vào/ ra của các thiết bị cần được sắp xếp một cách khoa học, gọn gàng. Đầu dây cáp được phân theo màu và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.

Dây tín hiệu và dây động lực là 2 loại dây điện được đặt trong ống ghen riêng biệt và đặt cách xa nhau.

Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học. Các loại dây có độ nhạy cao thì phải đặt trong vỏ bọc chống nhiễu. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng ta có thể vận hành tủ điện nguồn.

Quy trình đấu nối tủ điện và lưới điện kiểm tra đóng điện vận hành

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế tủ điện nguồn, Công ty Nhật Phương sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp lắp đặt tủ điện nguồn hợp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí các bạn nhé!

Bạn có thể tham khảo thêm các lĩnh vực khác Công ty đang kinh doanh: