Thi công cơ điện có vai trò như thế nào trong nhà xưởng?

Thi công cơ điện có vai trò như thế nào trong nhà xưởng?

Thi công cơ điện là một loại ngành nghề liên quan đến kỹ thuật điện và cơ khí. Đối với một công trình đây là phần quan trọng thứ 2 đứng sau thi công xây dựng. Thế nhưng, vẫn có những nhiều doanh nghiệp chưa chú ý đến điều này, dẫn đến sơ suất trong thi công. Bài viết này Công ty Nhật Phương sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết liên quan đến thi công cơ điện cho nhà xưởng.

Thi công cơ điện là gì?

Thi công cơ điện là thiết kế và lắp đặt các mạng lưới dây điện, điều hòa không khí, đường ống dẫn – cấp thoát nước, PCCC,… cho các công trình tại nhà xưởng, xí nghiệp,…

Có 2 bước chính thi công của 1 dự án đó là:

  • Thi công xây dựng kiến trúc.
  • Thi công cơ điện, thiết kế và lắp đặt hệ thống điện vào bên trong công trình kiến trúc.

Sau khi hoàn thành 2 bước trên đồng nghĩa với việc đã hoàn thành công trình xây dựng.

thi-cong-co-dien-1

Ảnh minh họa hệ thống cơ điện về việc lắp đặt mạng lưới dây điện, điều hòa không khí, đường ống dẫn,…

Hệ thống M & E gồm những gì?

Thi công cơ điện còn được gọi tắt bằng thuật ngữ riêng là M&E (Mechanical and Electrical). Có nghĩa là cơ khí và điện năng. M&E được chia thành 4 hạng mục khác nhau như sau:

  • HVAC (Heating Ventilation Air Conditioning): Hệ thống điều hòa và thông khí.
  • P&S (Plumbing & Sanitary): Hệ thống thoát nước và thiết bị vệ sinh, hóa chất.
  • Electrical: Hệ thống điện.
  • F&F (Fire Alarm & Fire Fighting): Hệ thống báo cháy và thiết bị chữa cháy.

Trong đó Mechanical (cơ khí) chiếm 3 hạng mục. Gồm HVAC điều hòa thông gió, P&S cấp nước thoát nước, F&F phòng cháy chữa cháy và cung cấp thêm cả khí nén, khí gas. Riêng về phần Electrical được phân thành 2 hạng mục riêng là điện nặng và điện nhẹ.

  • Điện nặng: Hệ thống cấp nguồn. Hệ thống tủ điện phân phối. Hệ thống chiếu sáng. Hệ thống các ổ cắm điện. Hệ thống thu lôi và tiếp địa. Hệ thống ánh sáng khuẩn cấp.
  • Điện nhẹ: Hệ thống quản lý tòa nhà. Hệ thống giám sát. Hệ thống âm thanh. Hệ thống liên lạc. Hệ thống mạng Internet.

Thi công cơ điện có vai trò như thế nào trong nhà xưởng?

Một công trình kiến trúc cần hội tụ nhiều yếu tố cần thiết như: Xây dựng phần thô bên ngoài, trang trí bên trong, thiết kế nội thất. Lắp đặt các hệ thống điện nước. Điều hòa thông gió. Hệ thống cấp và thoát nước. Các dụng cụ, hệ thống báo hiệu phòng cháy chữa cháy,… 

Thi công cơ điện ra đời nhờ vào sự phát triển triển của xã hội. Nhu cầu về không gian sản xuất phải đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy ngày càng nhiều. Đồng nghĩa với việc thi công cơ điện càng phức tạp. Đòi hỏi các kỹ sư phải nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, thiết kế mạng lưới điện, thi công và lắp đặt các thiết bị hệ thống.

thi công cơ điện

Cần đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

An toàn và chất lượng là những mục tiêu được đặt lên hàng đầu khi thi công. Đảm bảo cho người sử dụng được an toàn trong quá trình làm việc và sản xuất.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên chọn một đội ngũ hoặc Công ty thi công chuyên nghiệp để có thể cung cấp, lắp ráp và lắp đặt các sản phẩm, thiết bị điện chất lượng và hiện đại. 

Nhờ đó, các chủ đầu tư có thể rút ngắn thời gian hoàn thành công trình cho nhà xưởng của mình. Tiết kiệm nhiều loại chi phí liên quan đến lắp đặt và bảo hành.

Các quy trình thi công cơ điện

Hiện nay, khi thi công cơ điện cho nhà xưởng thường có 5 thao tác lắp đặt và sắp xếp thiết bị như sau:

Đặt ống bảo vệ

Sử dụng vật liệu bằng PVC, nhựa dẻo hoặc inox, có khả năng chịu nhiệt tốt. Sức chống đỡ cao với mục đích là bảo vệ các hệ thống đường dây điện trước khi đặt âm tường, sàn bê tông.

Lắp đặt cáp điện

Các công nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ phụ trách kéo các đường dây điện vào đường ống bảo vệ, ở các vị trí lắp đặt các thiết bị điện. Bảo đảm ách lắp đặt dễ dàng cho việc sửa chữa sau này.

Đặt các hệ thống tủ điện

Trước khi các tủ điện được lắp đặt, công nhân sẽ phải thực hiện lắp đặt rải rác các đường dây điện ở vị trí tủ điện kéo dài đến các cọc tiếp đất. Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành đo điện trở cho đến khi đạt yêu cầu và sau cùng là gắn các thiết bị, tủ điện vào.

Lắp đặt thiết bị điện

Giai đoạn này đã đạt gần 80% hoàn thành quá trình thi công. Các công nhân tiến hành lắp đặt các thiết bị điện như ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng,…

Kiểm tra, nghiệm thu

Bước cuối cùng là các thao tác kiểm tra, bảo đảm các hệ thống và thiết bị hoạt động tốt. Xem lại các đấu nối đã chắc chắn hay chưa, cần sửa chữa hoặc thay đổi gì, đều thực hiện trong bước này trước khi nghiệm thu công trình.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức cơ bản về thi công cơ điện. Công ty Nhật Phương mong rằng bạn sẽ có những thông tin cần thiết để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn đang tìm một công ty thiết kế và thi công chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với Công ty Nhật Phương. Với hơn 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&E, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một hệ thống cơ điện hiện đại và chất lượng.

Bạn có thể xem thêm về Công ty chúng tôi:

Bạn có thể tham khảo thêm các lĩnh vực & sản phẩm khác của chúng tôi bên dưới: