5 bước thi công cơ điện cho công trình nhà xưởng, xí nghiệp

5 bước thi công cơ điện cho công trình nhà xưởng, xí nghiệp

Hệ thống cơ điện là một phần rất quan trọng trong một dự án. Để hoàn thành một công trình xây dựng của nhà xưởng, nhà máy, khu thương mại,… Vậy bạn đã biết các quá trình thi công cơ điện đạt tiêu chuẩn như thế nào chưa? Hãy xem ngay nội dung sau đây để giải đáp thắc mắc của bạn.

Thi công cơ điện là gì?

Thi công cơ điện được hiểu là công việc lắp đặt hệ thống điện và hệ thống thiết bị cơ khí. Trong đó, lắp đặt cơ khí gồm có:

 – Hệ thống điều hòa và thông khí.

 – Hệ thống báo cháy và thiết bị chữa cháy.

 – Hệ thống cấp nước và thoát nước.

Về phần hệ thống điện còn được phân nhánh thành các phần khác nhau như:

 – Điện hạng nặng.

 – Điện hạng nhẹ.

thi-cong-co-dien-3

Thi công cơ điện tại một nhà xưởng sản xuất.

5 bước thi công cơ điện cho các công trình nhà xưởng

Để thi công cơ điện diễn ra theo đúng kế hoạch, chúng ta có 5 bước cơ bản như sau:

Đặt ống luồn dây điện

Các ống luồn dây điện được làm bằng chất liệu bằng nhựa dẻo và inox chịu nhiệt tốt, sức chống chịu cao. Mục đích là bảo vệ các hệ thống đường dây điện trước khi đặt vào tường, sàn bê tông.

Khi lắp đặt các ống đi ngầm trong sàn bê tông, chúng phải được tiến hành sau khi công nhân xây dựng hoàn thành xong lớp sắt sàn. Bên cạnh đó, các ống đi âm tường được thực hiện sau khi xây tường 5 ngày. Điều này đảm bảo cho tường đủ độ cứng và chắc chắn hơn. Ống đi âm tường phải theo phương thẳng đứng hoặc song song với sàn nhà.

Lắp đặt cáp điện

Sau bước kéo ống luồn, các công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm sẽ thực hiện thao tác kéo dây vào ống. Bảo đảm các đường dây đi đúng thiết bị, dễ dàng cho việc sửa chữa sau này.

Số lượng dây được đặt trong ống chiếm không quá 40% tiết diện ống. Những khoảng trống này sẽ tạo điều kiện cho việc thay thế dây điện khác. Các sợi dây điện và cáp điện đều được phân pha dựa theo màu sắc dây. 

  • Dây pha: Màu đỏ, vàng, xanh. 
  • Dây trung tính: Màu đen. 
  • Dây tiếp địa: Xanh, vàng. 

Các dây được phân pha đúng theo khu vực dựa trên bản vẽ thiết kế. Các đầu dây khi lắp đặt sẽ được đánh dấu thứ tự dựa theo sơ đồ tủ phân phối điện. Nhờ đó, khi có sự cố xảy ra có thể dễ dàng sửa chữa.

Đặt các hệ thống tủ điện

Tủ điện là vật dụng không thể thiếu trong quá trình thi công cơ điện. Để thuận tiện cho việc kiểm tra và sử dụng điện, trong các tủ sẽ được gắn tem có tên các nhánh điện đi ra.

Bên cạnh đó, bản vẽ sẽ được sử dụng trong quá trình lắp đặt tủ điện liên quan đến kích thước và các chi tiết có trong tủ. Các thiết bị sẽ được lắp đặt, chỉnh định, đấu nối trong tủ bởi các kỹ sư cơ điện hoặc công nhân có kinh nghiệm. 

Dây điện tiếp địa sẽ được lắp đặt bên dưới các tủ điện và kéo dài đến các cọc tiếp đất được đóng bên ngoài. Tiến hành đo điện trở theo đúng yêu cầu. Sau cùng tủ điện và các thiết bị sẽ được gắn vào tường và đấu nối với các dây điện tiếp địa.

Tủ điện phải được chế tạo và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn IEC và quy định của hồ sơ mời thầu.

Lắp đặt thiết bị điện

Các công nhân sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị điện vào đúng vị trí trên thiết kế gồm: Ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng,… và khởi động hệ thống điện.

Các vị trí treo đèn hoặc đặt âm trong sàn bê tông trên trần nhà phải được xác định vị trí cụ thể trong bản vẽ. Các máng đèn được gắn trong trần, trong các sàn bê tông được thiết kế và lắp đặt cẩn thận. Đảm bảo độ tỏa nhiệt của đèn thấp trong quá trình hoạt động. 

thi công cơ điện

Lắp đặt các đường ống, hệ thống dây điện bên trong nhà xưởng.

Kiểm tra và nghiệm thu

Các đấu nối, dây cáp, tên các thiết bị được đấu nối với tủ điện,… đều được kiểm tra nghiêm ngặt. Các sơ đồ mạch điện, tủ điện, dây dẫn, máng đèn,… được thực hiện đúng theo bản vẽ đã được ký duyệt trước đó giữa hai bên.

Quá trình thi công sẽ hoàn thành sau khi tiến hành thử nghiệm điện và kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống điện trong dự án. Công ty Nhật Phương luôn đảm bảo các hệ thống và thiết bị điện được hoạt động tốt và an toàn.

Những lưu ý khi thi công cơ điện

Chúng ta nên đặt dây điện vào ống luồn để khi có sự cố khắc phục nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nếu có quá nhiều luồn ống dẫn dây điện, cần sử dụng lưới thép ôm gọn và kín đáo. Tất cả đều phải hoàng thành trước khi đưa dây điện vào bên trong tường.

Khắc phục sự cố sẽ nhanh gọn và tiết kiệm hơn khi các đầu nối của các thiết bị điện cần phải sử dụng băng keo đen cách điện chuyên dụng. Không đặt các mối nối bên trong ống luồn.

Kiểm tra kỹ các đường dây điện bảo đảm dây thẳng. Không bị hở, đứt  trong quá trình thợ lắp đặt kéo dây trên mặt đất.

Sau khi hoàn thành cần phải kiểm tra độ cách điện và các thiết bị bên ngoài xem có bị rò rỉ dòng điện ra ngoài hay không. Để bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình.

Trên đây là 5 bước thi công cơ điện cơ bản cần phải thực hiện trong suốt quá trình của dự án. Công ty Nhật Phương luôn cam kết thi công đúng bản vẽ, thực hiện đúng quy trình để đem đến cho Quý khách hàng một hệ thống cơ điện sử dụng tốt trong tương lai.

Bạn có thể xem thêm: